Khám chữa bệnh răng miệng định kỳ tại Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh răng hàm mặt
Tổng quan
Khám răng định kỳ là một phần quan trọng của việc dự phòng và chăm sóc sức khỏe.
Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ làm sạch răng và kiểm tra các lỗ sâu răng cũng như các vấn đề về lợi. Việc kiểm tra sẽ bao gồm cả đánh giá các nguy cơ phát triển các vấn đề răng miệng và kiểm tra cả các dấu hiện bất thường vùng đầu mặt cổ. Quá trình kiểm tra nha khoa có thể bao gồm cả việc chụp X-quang hoặc một số thủ thuật chẩn đoán khác.
Bác sĩ của bạn có thể sẽ thảo luận về chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng của bạn và hướng dẫn kỹ thuật đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách. Một số yếu tố liên quan đến thói quan sinh hoạt và lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và cải thiện thẩm mỹ cho răng của bạn.
Tại sao cần kiểm tra định kì
- Kiểm tra răng miệng thường xuyên sẽ giúp bảo vệ không chỉ sức khỏe răng miệng mà cả sức khỏe toàn thân của bạn. Ví dụ, dấu hiệu và triệu chứng của một số bệnh toàn thân như một số bệnh viêm khớp thấp, lupus và tiểu đường, có thể có dấu hiệu xuất hiện ở miệng trước tiên. Nếu bác sĩ của bạn có thể tìm các dấu hiện nhận biết của một số bệnh lý này, họ sẽ giới thiệu bạn hướng giải quyết ở các chuyên khoa khác.
- Bên cạnh đó, việc kiểm tra còn giúp cho bác sĩ có cơ hội cung cấp các mẹo để chăm sóc răng miệng và phát hiện các vấn đề bệnh lý từ sớm, khi mà hầu hết đều có thể được chữa dễ dàng.
Khi nào cần đi kiểm tra?
- Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người lớn nên lên lịch khám răng định kỳ vào những khoảng thời gian do bác sĩ xác định.
- Ngay cả khi bạn không còn răng tự nhiên, điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để khám răng định kỳ để duy trì sức khỏe răng miệng và kiểm tra răng đã phục hình.
Chuẩn bị
- Nếu bạn lần đầu đi đến kiểm tra răng miệng hoặc hẹn với một bác sĩ mới, hãy hỏi những người xung quanh để được những lời khuyên hữu ích. Xem xét vị trí của bác sĩ và sự tham gia của họ vào kế hoạch chăm sóc sức khỏe của bạn. Đảm bảo rằng bạn hiểu các khoản phí và các tùy chọn thanh toán.
- Nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc kiểm tra răng miệng, hãy chia sẻ điều này với bác sĩ của bạn. Họ có thể điều chỉnh liệu trình điều trị phù hợp sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể.
Lợi ích
Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ:
Đánh giá sức khỏe tổng thể và vệ sinh răng miệng của bạn.
Đánh giá nguy cơ sâu răng, sâu chân răng và bệnh về lợi hoặc xương.
Đánh giá nhu cầu phục hồi hoặc thay thế răng của bạn.
Kiểm tra khớp cắn.
Loại bỏ vết bẩn hoặc cặn bám trên răng.
Sủ dụng kỹ thuật làm sạch thích hợp cho răng hoặc răng giả của bạn.
Bổ sung Flo theo nhu cầu.
Có thể chụp X-quang nha khoa hoặc, nếu cần, làm các thủ tục chẩn đoán khác
Trong khi khám răng, bác sĩ cũng sẽ hỏi về các vấn đề sức khỏe của bạn hoặc các loại thuốc bạn đang dùng và thảo luận về cách chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.. Ví dụ, nếu bạn bị tiểu đường, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh về lợi hơn.
Các loại thuốc gây khô miệng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Nếu viêm khớp hoặc một tình trạng khác cản trở khả năng đánh răng của bạn, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách lắp tay cầm bàn chải đánh răng vào một quả bóng cao su để giúp bạn dễ dàng cầm nắm hơn - hoặc khuyên bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng điện.
Nếu bạn có bộ phận thay thế phục hình - chẳng hạn như răng giả hoặc cầu răng - bác sĩ sẽ kiểm tra độ phù hợp của chúng và đề xuất nhu cầu chỉnh nha.
Khám răng cũng có thể bao gồm tư vấn về chế độ ăn uống, sử dụng các sản phẩm thuốc lá và các yếu tố thói quan khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
X-quang nha khoa
- Chụp X-quang nha khoa cho phép bác sĩ xem hình ảnh chi tiết của các phần cụ thể trong miệng của bạn để giúp chẩn đoán các vấn đề không nhìn thấy được trong quá trình khám răng. Thường không cần chụp X-quang trong mỗi lần khám răng, và bác sĩ sẽ nói với bạn về việc chụp X-quang nếu cần, dựa trên sức khỏe răng miệng và nguy cơ mắc bệnh lý khác.
- Sự tiếp xúc với bức xạ từ tia X nha khoa là rất thấp, đặc biệt là từ tia X kỹ thuật số hiện đang được sử dụng phổ biến, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng.
Kiểm tra ung thư miệng
- Trong khi khám răng, bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu của bệnh ung thư miệng nếu đang tiềm tàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng dưới hàm, hai bên cổ, bên trong môi và má của bạn, cũng như kiểm tra hai bên lưỡi, vòm và sàn miệng của bạn.
Lấy dấu
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên lấy dấu răng của một hoặc cả hai hàm để tạo ra một bản sao của răng và khoang miệng của bạn. Điều này có thể giúp bác sĩ đánh giá khớp cắn của bạn hoặc chế tạo máng chống nghiến, khay tẩy trắng răng.
- Bác sĩ sẽ đổ vào các khay hình móng ngựa bằng vật liệu mềm, giống như gelatin và đặt chúng lên hàm răng của của bạn để lấy dấu. Sau vài phút, các khay được lấy ra và được sử dụng để tạo hình hàm răng của bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn cắn một vật liệu mềm để ghi lại và đánh giá khớp cắn của bạn.
Kết quả
- Sau khi khám, bác sĩ sẽ cùng thảo luận về sức khỏe răng miệng của bạn, bao gồm nguy cơ sâu răng, bệnh về lợi và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác, và các biện pháp phòng ngừa bạn có thể thực hiện để cải thiện và bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.
- Bác sĩ cũng sẽ đề nghị khi nào nên quay lại tái khám. Nếu bạn có nguy cơ cao bị sâu răng hoặc bệnh về lợi hoặc có các vấn đề sức khỏe răng miệng khác, bác sĩ có thể khuyên bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Có thể cần điều trị để giải quyết bất kỳ phát hiện nào trong số này và có thể được giải thích trong một cuộc hẹn tư vấn tái khám. Một số bệnh lý có thể phức tạp và cần bác sỹ chuyên khoa sâu hơn của Răng-Hàm-Mặt như là phẫu thuật trong miệng hoặc điều trị nha chu.
Bài viết liên quan
Đăng kí tư vấn
Một số minh hoa phẫu thuật nha chu
243422-08-2020 22:49Hiểu rõ nguyên nhân gây hôi miệng để phòng bệnh
222715-08-2020 16:07